Tin tức

Nghề mộc mỹ nghệ

Nghề mộc mỹ nghệ:
Đây là ngành làm mộc có truyền thống rất lâu đời ở nước ta. Nghề mộc tại Việt Nam hình thành từ thế kỉ thứ 10 thời nhà Đinh. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền trung, miền bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ… Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt.

moc my nghe phuc loc tho

Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng. Ninh Hữu Hưng (936 – 1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng tuyển thợ giỏi về giúp triều đình, ông được Vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh thành và được phong cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân.

moc my nghe

Đến Nhà Tiền Lê, Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Một lần nhà vua Lê Đại Hành đi qua vùng Cái Nành (Nam Định ngày nay), Vua đã cho ông ở lại đất này. Từ đó, Ninh Hữu Hưng đem con cháu tới đây an cư lạc nghiệp. Ngày nay, vùng đất này là thôn La Xuyên, của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định. Ninh Hữu Hưng còn là ông tổ của Nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm trai lên đồ gỗ.
Nghệ nhân nghề mộc mỹ nghệ là những người phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo. Bên cạnh đó thì sự sáng tạo và tính thẩm mỹ rất được đề cao cho nên để trở thành một nghệ nhân nghề mộc phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và không phải ai cũng làm được.

Xem thêm: máy ghép gỗ, máy chà nhám gỗ, máy khoan gỗ, máy cưa gỗ